Các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế

    Trà xanh tốt là thế, tuy nhiên chưa hẳn ai cũng biết được hết những tác dụng tuyệt vời của trà xanh đối với cơ thể, và song song với tác dụng tốt thì những tác hại có thể sẽ gặp phải nếu lạm dụng trà xanh quá nhiều là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng mình xin được chia sẻ tới các bạn những tac dung cua tra xanh, bao gồm cả tác dụng chính rất tốt sức khỏe thì những tác dụng phụ cũng sẽ gặp phải khi sử dụng trà xanh quá nhiều. Cuối cùng chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách pha trà xanh đơn giản nhất nhưng lại cho một ấm trà xanh ngon và triệt để được các chất bổ dưỡng có bên trong trà xanh. Cùng tìm hiểu ngay thôi!

    trà xanh, tác hại, tác dụng, pha, nước uống, hãm, các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế

    I. Tác dụng của trà xanh

    Không chỉ mới được biết cách đây vài chục năm, mà từ hàng ngàn năm nay trà xanh đã được biết đến, và được mọi người sử dụng khắp nơi trên thế giới. Cũng chính bởi vì những tác dụng tuyệt vời của trà xanh.

    Cùng điểm qua 7 tac dung cua tra xanh chính mà hay được mọi người biết tới nhé!

    1. Tác dụng của trà xanh đối với xương cốt

    Trà xanh thậm chí còn tốt hơn sữa – thức uống mà mọi người cho rằng tốt cho xương. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí sức khỏe uy tín Nutriotion Research , trà xanh có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của xương, giảm nguy cơ rạn nứt xương do chứng loãng xương. Một nghiên cứu khác chỉ ra, phụ nữ uống 3 chén trà xanh một ngày sẽ giảm tới 30% nguy cơ loãng xương hông và các bệnh liên quan đến loãng xương.

    2. Trà xanh có tác dụng phòng chống ung thư

    Ở Nhật Bản, nơi trà xanh là thức uống phổ biến hàng ngày của hầu hết mọi người dân, tỉ lệ người bị nhiễm ung thư là rất thấp, theo một nghiên cứu của trung tâm y tế thuộc đại học danh tiếng Maryland. Trà xanh là thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa như EGCG, EGC, ECG và EC, là những chất được biết đến có tác dụng làm giảm nguy cơ bị ung thư. Những chất này bảo vệ các tế bảo khỏi sự tấn công của các DNA lỗi, được biết là bước đầu tiên bệnh ung thư hình thành và phát triển. Hơn nữa, các chất trong lá trà xanh còn có tác dụng bảo vệ da bạn khỏi tia tử ngoại của mặt trời, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da.

    3. Tác dụng của trà xanh trong việc giữ cân nặng và vóc dáng rất tốt

    Theo kết quả nghiên cứu được phát hành trên tờ American Journal of Clinical Nutrition, trà xanh còn có tác dụng làm giảm lượng chất béo trong cơ thể. Một tác dụng tích cực khác của trà xanh là làm giảm nguy cơ bệnh béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì như tim mạch.

    4. Trà xanh làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể

    Các nhà khoa học đã chỉ ra, trà xanh có liên quan đến việc giảm một loại cholesterol có hại tên là LDL trong cơ thể con người. Nghiên cứu trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho hay, những người uống trà xanh thường xuyên có lượng cholesterol LDL thấp hơn những người không uống trà xanh.

    5. Trà xanh tốt cho lợi (nướu) của bạn

    Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học của Nhật Bản cho hay, những người uống trà thường xuyên có tỉ lệ bị bệnh về răng lợi (chảy máu) thấp hơn so với những người không uống trà xanh. Họ cũng phát hiện ra một điều thú vị, trong những người có uống trà xanh, người uống nhiều hơn có sức khỏe răng lợi tốt hơn những người uống ít.

    trà xanh, tác hại, tác dụng, pha, nước uống, hãm, các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế

    Tac dung cua tra xanh đã được các ông cha ta khám phá ra và sử dụng từ rất lâu trở về trước.

    6. Trà xanh rất tốt cho tim mạch

    Một nghiên cứu tại trường y Havard (Havard Medical School) cho hay, những người uống trà hàng ngày có tỉ lệ bệnh tim thấp hơn người bình thường. Cụ thể, tỉ lệ tử vong do bệnh tim và nhồi máu cơ tim giảm tới 26%, theo một nghiên cứu trên 4000 người tham gia tại Nhật Bản. Một điểm chung của những người đó là họ uống nhiều hơn 5 cốc trà xanh một ngày, do đó, bạn cần phải có một chế độ uống trà hợp lý nếu muốn tận dụng những lợi ích từ trà xanh.

    7. Trà xanh cung cấp năng lượng cho bạn

    Một cốc trà xanh 250ml chứa khoảng 30 đến 45 miligrams caffein, do đó tac dung cua tra xanh là mang lại cho bạn nguồn năng lượng mà không hề làm bạn bị đau đầu hay buồn nôn (một tác dụng phụ mà những người uống cà phê đôi khi gặp phải). Lượng caffein đó còn giúp bạn bền bỉ hơn, theo tạp chí American Journal of Physiology. Do đó, dù bạn là vận động viên thể thao hay người bình thường, việc uống trà xanh sẽ luôn có lợi cho sức khỏe và sự dẻo dai khi làm việc và hoạt động.

    Đọc xong 7 tac dung cua tra xanh bên trên, hẳn bạn đã hiểu vì sao cha mẹ hay ông bà ta luôn khuyên chúng ta nên uống trà xanh mỗi ngày rồi chứ? Có những tác dụng tuyệt vời mà trà xanh mang lại, hơn bất kì mọi loại thuốc bổ nào có thể cung cấp được.

    Tuy nhiên, một vấn đề luôn có 2 mặt của nó. Nếu tac dung cua tra xanh là không thể chối cãi, thì nếu chúng ta quá lạm dụng trà xanh có thể sẽ gây tác dụng phụ nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong phần tiếp theo này nhé!

    II. Tác dụng phụ của trà xanh mà bạn nên biết

    1. Trà xanh có thể gây thiếu máu

    Catechin có trong trà xanh có thể khiến bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Nếu là người nghiện trà xanh, bạn nên ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C.

    2. Gây bệnh loãng xương

    Trà xanh ức chế việc sử dụng canxi của cơ thể, làm cho bạn dễ bị loãng xương. Điều này gây ra sự suy yếu của xương do thiếu canxi.

    Uống trà xanh khi dạ dày trống rỗng sẽ làm tăng axit dạ dày, gây ra một số tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn. Chỉ nên uống trà xanh khoảng 2-3 lần một ngày.

    3. Tac dung cua tra xanh có thể ảnh hưởng không tốt đến thai nhi

    Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, lời khuyên là bạn không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

    4. Gây tác dụng phụ khi sử dụng với thuốc

    Thuốc kích thích chức năng của hệ thần kinh không nên sử dụng cùng với trà xanh. Các caffeine trong trà xanh tăng tốc độ hoạt động của hệ thần kinh và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng như chóng mặt, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

    5. Chб»©a caffeine trong trГ

    Một tách trà xanh có chứa khoảng 24-45 mg caffeine. Nếu uống trà 4-5 lần một ngày có thể gây ra nhiều loại bệnh như: Bệnh tiểu đường, tiêu chảy, táo bón, mất ngủ, hội chứng ruột kích thích (IBS), tăng nhịp tim, chứng run. Caffeine cũng đi qua sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ đang bú sữa mẹ.

    Cũng chính bởi những tac dung cua tra xanh sẽ bị biến tướng sau khi sử dụng quá nhiều trà xanh trong một ngày mà khi sử dụng trà xanh bạn nên lưu ý một số điều sau.

    III. Những điều bạn cần lưu ý để tận dụng tốt các tac dung cua tra xanh

    • Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.
    • Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.
    • Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.
    • Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.
    • Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.
    • Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt… hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.
    • Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.
    • Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị phân hủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
    • trà xanh, tác hại, tác dụng, pha, nước uống, hãm, các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế

      Tac dung cua tra xanh là rất tốt cho sức khỏe nếu bạn biết sử dụng trà xanh đúng cách

    • Tránh uống trà quá đặc: Trà đặc sẽ đẩy sự hưng phấn của cơ thể bạn lên quá cao, gây ảnh hưởng không tốt cho hệ tim mạch và thần kinh. Những người bị bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận… nếu uống nước chè đặc vào lúc đói có thể làm cho bệnh nặng hơn. Người đang cho con bú uống nước chè đặc sữa cũng ít đi.
    • Tránh kết hợp đường với nước trà: Vì sự kết hợp này có thể làm mất chất dinh dưỡng, hương vị và tác dụng của nó. Nếu thích ngọt, có thể cho mật ong thay đường và không nên cho thêm bất kỳ chất thứ gì vào trà.
    • Tránh uống trà trước khi đi ngủ: Điều này đối với những người mới uống trà lại càng quan trọng. Rất nhiều người đã không thể ngủ được sau khi uống trà trước khi lên giường ngủ.
    • Phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” không uống trà xanh: Uống trà xanh vào giai đoạn này sẽ khiến người phụ nữ bị mất máu nhiều hơn. Hơn nữa, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt thường hay xuất hiện triệu chứng bị táo bón. Chất Tannin có trong trà xanh cũng sẽ làm cho triệu chứng táo bón xuất hiện nhiều hơn. Thêm vào đó, kích thích tạo ra hiện tượng rong kinh, đau bụng và những phản ứng không có lợi cho cơ thể người phụ nữ.

    IV. Cách pha trà xanh ngon, tận dụng triệt để tác dụng của trà xanh

    trà xanh, tác hại, tác dụng, pha, nước uống, hãm, các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế

    I. Nguyên liệu cần để pha trà xanh

    • 200gr lá chè tươi (ra hàng rau, hàng lá nhiều lắm nha)
    • 2 lát gừng tươi
    • Nước sôi

    II. Chi tiết cách pha trà xanh ngon

    Bước 1: Rửa sạch là trà xanh bằng nước sạch. Nếu nhà bạn có thể tự trồng được trà xanh thì nên tranh thủ buổi sáng sớm, khi đi tập thể dục thì hái lá luôn. Lá vừa tươi vừa sạch vì qua đêm sương đọng trên lá sẽ làm sạch các bụi bẩn bám trên lá :), thật là một công đôi việc phải không nào?.

    Bước 2: Vò nhẹ lá trà, lưu ý thao tác vò chỉ làm cho lá bị gãy thôi chứ không bị nát.

    Bước 3: Cho lá trà vào bình hãm (loại bình giữ được nhiệt), thả 2 lát gừng tươi vào cùng, đổ một chút nước sôi vào tráng qua lá trà rồi đổ nước đi luôn (có vẻ gần giống với cách pha trà khô bạn vẫn thường thấy nhỉ?) Nước sôi tráng đầu vừa có tác dụng rửa trôi lại một lần nữa thuốc sâu còn bám trên lá, vừa khiến lá hơi tái, khi đổ nước vào hãm chính sẽ thôi hết được các chất bổ ích từ trong lá trà ra .

    Bước 4: Cho nước sôi còn lại vào ấm, không đậy nắp bình vội mà đợi 1 lúc khoảng 5 phút cho chè ngấm rồi mới đậy nắp bình. Tránh cho lá chè bị đỏ.

    Cách pha trà xanh thật đơn giản phải không nào? Tuy nhiên nếu không chú ý chưa chắc bạn đã có được một bình trà xanh hoàn hảo và tận dụng được hết tac dung cua tra xanh đâu. Bạn có thể thưởng thức trà xanh lúc nóng hoặc uống lạnh bằng cách cho thêm vài cục đá vào nhé. Trà xanh nếu bạn uống thường xuyên thì nên hãm nhạt một chút để có thể uống nhiều lần trong ngày mà không lo các tác dụng phụ của trà xanh nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và xinh đẹp!

    Từ khoá: Các tác dụng tuyệt vời của trà xanh, cùng tác dụng phụ và cách pha chế